Tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI,ựchiệnđồngbộquyếtliệtcácgiảipháppháttriểnkinhtếlịch thi đấu cup liên đoàn anh nhiệm kỳ 2020-2025, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã phát biểu làm rõ thêm kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương phát biểu, trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: QUỐC CHIẾN Thúc đẩy tăng trưởng
Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng từ những dự báo, phân tích và những vấn đề mới phát sinh, để thúc đẩy tăng trưởng từ đây đến hết nhiệm kỳ, sở kiến nghị tập trung các nhóm giải pháp, đó là: Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương trong tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng trong ngắn và dài hạn; nghiêm túc triển khai và chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thi công công trình và giải ngân vốn năm nay và các năm còn lại trong kế hoạch trung hạn 2021- 2025; khẩn trương điều nghiên, thiết lập các chính sách, phương án nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở phía nam di dời và tái cấu trúc chức năng trên cơ sở định hướng quy hoạch sẽ thông qua; nhanh chóng hình thành các dịch vụ hậu cần logistics đặc thù phục vụ cho phát triển công nghiệp; phấn đấu đưa các công trình hạ tầng giao thông trọng yếu hoàn thành đúng tiến độ, giải tỏa “điểm nghẽn” trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho DN, củng cố điểm sáng của Bình Dương trong môi trường đầu tư... Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Trong khi đó, đồng chí Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, cho biết hiện nay giải pháp giảm thiểu tình trạng quá tải đối với hệ thống đường bộ tối ưu nhất là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Cần tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistics, các cảng cạn, ICD, các bến, bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, gắn với lộ trình phát triển công nghiệp và đô thị. Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết từ nay đến cuối nhiệm kỳ tỉnh sẽ phấn đấu hoàn thành dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; các gói thầu thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; xây dựng đường dẫn và cầu Bạch Đằng 2 ... Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo Chia sẻ về vấn đề nâng cao vai trò, vị thế, sức cạnh tranh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) của tỉnh trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, đồng chí Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết phát triển công nghiệp CBCT bao trùm và bền vững với trụ cột công nghệ và đổi mới sáng tạo, kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu, chú trọng công nghiệp công nghệ cao, tạo tiền đề tốt cho nền kinh tế của tỉnh sớm vượt qua bẫy thu nhập trung bình và góp phần đạt mục tiêu cân bằng carbon vào năm 2050 của đất nước. Chủ động kiến tạo, phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp CBCT với các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh, của vùng và cả nước. Chủ động tham gia công cuộc tái cơ cấu ngành, tái tổ chức không gian phát triển tỉnh với chủ trương thu hút đầu tư chủ yếu vào các khu, cụm công nghiệp (CCN) và hạn chế tối đa bên ngoài khu, CCN; hỗ trợ hiệu quả các DN nằm ngoài khu, CCN ở địa bàn phía nam thực hiện chuyển đổi công năng, di dời vào khu, CCN. Đ.HẬU |